Công Vụ Các sứ Đồ là một tác phẩm văn chương Sách_Công_vụ_Tông_đồ

Tính văn chương của sách Lu-ca - Công Vụ được thể hiện trong hình thức của nó. Trong khi khó có hai nhà bình luận nhất trí hoàn toàn về bố cục của sách, thì tất cả đều nhìn nhận rằng nó đã được bố cục một cách có hiệu quả, ngay cả về mặt nghệ thuật. Qua cả hai tập (hai sách Lu-ca và Công Vụ), thành phố Giê-ru-sa-lem đóng vai trò là một "điểm tiếp xúc" nơi mà câu chuyện tiếp tục trở lại. Rõ ràng chúng ta thấy một phong trào đi từ dòng nước xoáy của Đế quốc La Mã tại Ga-li-lê đến xứ Giu-đê và thủ phủ Sê-sa-rê, và từ đó qua xứ Sa-ma-ri rồi từng bước tiến sang phần còn lại của Đế quốc La Mã cho đến khi Phúc âm đã được truyền ra đến tận chính thủ độ của đế quốc, là Rôma ở phần cuối sách Công Vụ. Đây là sự tiến triển có tính chất lịch sử, nhưng Lu-ca đã chọn lựa những câu chuyện, thậm chí sự tập trung có chủ ý vào một nhóm nhân vật này sang nhóm nhân vật khác, để nhấn mạnh phong trào này.

Lu-ca tả vẽ Phao-lô là đã giảng cho người Do Thái và người ngoại quốc cũng như đã khích lệ nhiều cộng đồng tín hữu. Tuy nhiên, chỉ thấy ghi lại có một bài giảng chính trong nhà hội (13:14-43), một cho một hội chúng người ngoại quốc (17:16-35 là bài giảng tương tự trong 14:14-17, nhưng không có quy mô lớn bằng) và một cho nhóm tín hữu (20:17-38). Vì vậy, trang sách có mỗi bài giảng tiêu biểu cho mỗi loại thính giả.

Sự chọn lựa và sắp đặt có chủ ý này khiến chúng ta đặt ra câu hỏi: Mục đích của tác giả khi viết là gì? Đã thấy bố cục và tính phức tạp của sách, chúng ta không thể đơn giản nói rằng: "Ông muốn ghi lại những gì đã xảy ra". Sách Lu-ca và Công Vụ không đơn thuần là một sự miêu tả theo thứ tự thời gian và chắc chắn không phải là các tác phẩm hoàn chỉnh. Có quá nhiều điều còn thiếu để có thể đạt đến mục đích của Lu-ca.

Trái lại, sách Công Vụ Các Sứ Đồ có thể được xem là đang trả lời cho một câu hỏi phức tạp về Cơ Đốc giáo. Cơ Đốc giáo là gì? Nếu đó là một tôn giáo của người Do Thái thì tại sao tất cả những người Do Thái ra mặt chống đối và rất nhiều người ngoại quốc lại gia nhập nó? Nếu Cơ Đốc giáo là một tôn giáo hơn là một sự kiện xã hội, thì tại sao Giê-xu được gọi là "vua" và phong trào của Ngài được gọi là "vương quốc" - và tại sao có vẻ như nó làm dấy lên những cuộc rối loạn và bạo loạn?

Có lẽ những câu hỏi này nảy sinh như là kết quả trực tiếp của cuộc xử án Phao-lô tại Rô-ma, là vụ xử nêu lên những nét nổi bật trong phần ba của sách Công Vụ. Sách có lẽ quá dài và có quá nhiều chi tiết của nó chỉ có liên quan quá sơ sài để có thể được xem là một phần vụ xử của sự tự bào chữa, nhưng có thể nó đã được viết để trả lời những câu hỏi nảy sinh từ vụ xử ấy.

Mục đích thuộc loại này đã làm cho các điểm nổi bật của sách Công Vụ trở nên có ý nghĩa: khởi đầu của Hội Thánh tại Giê-ru-sa-lem đến sứ mạng truyền giáo tại Rô-ma, sự nhấn mạnh các vị sứ đồ khác nhau và sự truyền bá Phúc Âm cũng như sự chống đối mà Phúc âm gặp phải. Nó cũng làm cho có ý nghĩa câu phát biểu của Lu-ca trong chương 1 của sách Phúc Âm Lu-ca - ông viết để làm rõ và giải thích những điều mà Thê-ô-phi-lơ đã nghe liên quan đến Chúa Cứu Thế Giê-xu và phong trào mà Ngài đã dấy lên.